Truyền ngôi cho Minh Mạng Gia_Long

Vốn là con trai cả, Nguyễn Phúc Cảnh, cũng như người con trai thứ hai và thứ ba của Gia Long đều đã mất trước khi ông lên ngôi vua (1802) nên Gia Long phải quyết định chọn người kế lập trong số các con cháu trực hệ, trong số này thì hai ứng cử viên nặng ký nhất là người con thứ tư (hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm) và con trai của Nguyễn Phúc Cảnh là Hoàng tôn Nguyễn Phúc Mỹ Đường.

Mặc dù có nhiều đình thần phản đối nhưng ông vẫn muốn chọn vị hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm làm người kế vị thay vì chọn dòng đích là Mỹ Đường, bất chấp có nhiều đại thần phản đối theo nguyên tắc "đích tôn thừa trọng" (cháu cả được thay thế cha (trong việc kế thừa ông nội)), trong đó có những trọng thần như Lê Văn Duyệt hay Nguyễn Văn Thành.[357][370] Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo Công giáo và không có chút cảm tình nào với người Pháp - tư tưởng này hợp với Gia Long. Gia Long đã dặn trong di chiếu rất rõ với Minh Mạng rằng hãy đối xử tử tế với người Âu nhưng hết sức cảnh giác trước các tham vọng của họ,[105] ngoài ra hoàng tử Đảm khi đó đã là một người trưởng thành và khó lòng bị khống chế so với Mỹ Đường đang trong lứa tuổi thiếu niên.

Sau khi Nguyễn Văn Thành uống thuốc độc tự tử trong một vụ án có liên quan tới việc này, phe ủng hộ Mỹ Đường thất bại khi Gia Long chính thức phong cho Nguyễn Phúc Đảm làm Thái tử năm 1817[358] và sau đó kéo cho tận tới sau khi Thái tử Đảm lên ngôi năm 1820.[358]

Tuy nhiên lý do thực sự Gia Long chọn Hoàng tử Đảm nối ngôi vẫn chưa chắc chắn. Theo sử gia Nguyễn Quang Trung Tiến, Tiến sĩ Khoa học thuộc Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế), lý do Gia Long không chọn Mỹ Đường là vì sợ những ảnh hưởng của Pháp đến triều đình: Mỹ Đường vốn là người chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Công giáo từ người Pháp giống như cha của ông.[105] Còn học giả Nicole-Dominique Le, học giả thuộc Viện Nghiên cứu và Khảo cứu các Nhân chủng và Văn hóa khác nhau tại Paris (Pháp), lại cho rằng lý do quan trọng nhất Gia Long chọn Đảm là tại vì danh tiếng của hoàng tử như là một người sùng Nho giáo cứng rắn trong các vấn đề tôn giáo.[371] Bà Nicole-Dominique Le còn cho rằng Gia Long xem Đảm là hoàng tử nhà Nguyễn được chuẩn bị tốt nhất để bảo vệ sự độc lập văn hóa Việt Nam khỏi các thách thức sắp đến của các quốc gia châu Âu; và khỏi sự hiện diện đã có của họ tại Việt Nam là các giáo sĩ Công giáo.[371]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gia_Long http://www.britannica.com/EBchecked/topic/232868 http://books.google.com/books?id=0LgSI9UQNpwC http://books.google.com/books?id=0LgSI9UQNpwC&pg=P... http://books.google.com/books?id=0Rh2BgAAQBAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=3Z3a0NU4RHMC&pg=P... http://books.google.com/books?id=6VROpoZsMzYC&pg=P... http://books.google.com/books?id=9GRD_GV0kuMC http://books.google.com/books?id=EYInAAAAQBAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=EvqKqpSCpaEC&pg=P... http://books.google.com/books?id=IrNuAAAAMAAJ